Tại sao nên đầu tư vào bất động sản

 

Có rất nhiều lý do khiến cho nhà đầu tư chọn bất động sản để đầu tư, tuy nhiên cũng có một số lý do khiến khách hàng sợ hãi kênh đầu tư này. Để đưa ra quyết định lựa chọn hay từ bỏ bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu 4 lý do “ Tại sao nên đầu tư vào bất động sản” dưới đây, để có 1 cái nhìn tổng thể về bất động sản.

1. Lợi thế và rủi ro khi đầu tư vào các mặt hàng khác

Đầu tư Vàng

Lợi thế: Vàng cũng là một kênh đầu tư được nhiều khách hàng lựa chọn vì đó là 1 sản phẩm rất dễ mua hoặc bán. Với tài chính dù ít hay nhiều bạn đều có thể đầu tư được từ vài chục triệu, vài trăm hay vài tỷ bạn đều có thể mua, cất giữ, sau đó bán lại. Một điểm nhấn nữa là vàng có thể bán được trong thời gian rất ngắn.

Rủi ro: Giá vàng bị phụ thuộc vào 1 số yếu tố như giá dầu, tỷ lệ lạm phát trên thế giới… giá vàng có thể lên và xuống rất nhanh, trong thời gian ngắn và đặc biệt gây nguy hiểm cho người cất giữ đã có rất nhiều trường hợp người cất vàng bị giết để cướp vàng.

Đầu tư chứng khoán

Đây cũng là một kênh đầu tư hiệu quả, lợi nhuận cao, có rất nhiều người trở thành đại gia. Để đầu tư được hiệu quả bạn cần bỏ thời gian tìm hiểu về công ty mà bạn định mua cổ phiếu bên cạnh đó là khả năng dự đoán kết quả hoạt động của công ty (công ty phát triển càng mạnh, giá cổ phiếu càng cao).

Tuy nhiên giá chứng khoán cũng phụ thuộc vào giá vàng, giá USD, giá EURO, giá dầu…. Bên cạnh đó là tình trạng tạo giá ảo cho cổ phiếu, một số công ty, tổ chức có bề ngoài cực kỳ hoành tráng, quy mô lớn, báo cáo tài chính hàng năm đều lợi nhuận hàng triệu USD, sau hàng loạt bài báo PR tên tuổi, hoạt động, doanh thu, doanh số rồi phá sản trong vòng 1 ngày khiến khách hàng rơi vào cảnh trắng tay.

Đầu tư ngoại tệ

Đồng EURO và USD là 2 loại tiền tệ được lưu hành trên toàn thế giới chính vì thế nó cũng được mua bán và đầu tư, tỷ lệ lạm phát càng cao thì lợi nhuận khi đầu tư ngoại tệ càng lớn. Hiện tại ở nước ta tỷ lệ lạm phát cũng đang ở mức cao, do đó đầu tư ngoại tệ chắc chắn sẽ sinh lời.

Cũng giống như những kênh đầu tư khác, đầu tư ngoại tệ cũng tiềm ẩn những rủi ro như: Lãi suất gửi tiết kiệm ngoại tệ là 0% (theo quy định của ngân hàng nhà nước), gây nguy hiểm cho người lưu trữ, có thể tiền rất nặng nếu mua bán không đúng nơi quy định hoặc không đúng số lượng.

2. Nhu cầu của con người ngày càng cao

Nhà ở, ăn uống, quần áo, thuốc men, là 4 nhu cầu cơ bản và thiết yếu của con người. Mỗi năm có hàng ngàn người trong và ngoài nước đổ về TP.HCM học tập và lập nghiệp tại đây, bên cạnh đó là một số lượng lớn Việt Kiều gửi ngoại hối về mua nhà cho con cháu khiến cho nhu cầu về nhà ở tại Tp.HCM được đẩy lên rất cao.

Đừng chờ đợi để mua bất động sản. Hãy mua bất động sản và chờ đợi. “Diễn viên- Will Rogers”

3. Ngân hàng được phép phá sản

Tâm điểm dư luận của năm 2018 là việc chính phủ thông qua luật ngân hàng được phép phá sản, theo quy định tại điều 152 Luật các tổ chức tín dụng Số 17/2017/QH14:“Mức trả tiền bảo hiểm đối với tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng bị phá sản bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tối đa là 75 triệu đồng” và “các tài sản còn lại của ngân hàng đó sẽ được ưu tiên chi trả cho chủ nợ là các khoản vay đặc biệt đầu tiên, tiếp đến là những người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, tiếp theo là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và thứ 6 là trả cho cổ đông của ngân hàng phá sản  

Mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta đều thấy hàng loạt các tin tức như:

Nữ doanh nhân mất 26 tỷ trong tài khoản VPBank sắp kiện ra toà vn.express.net

“Khách mất 32 tỷ trong sổ tiết kiệm BIDV, công an đang điều tra mở rộng vụ án”– vn.express.net

“Vụ 43 tỷ trong sổ tiết kiệm VietABank “biến mất”, chủ sổ vẫn đang đi kiện khắp nơi”– vn.express.net

“Người mất 245 tỷ ở Eximbank: ‘Tôi gửi ngân hàng, không gửi cá nhân”– newzing

Bên cạnh đó là hàng trăm vụ mất cả chục tỷ chỉ sau 1 đêm, những việc này xảy ra liên tục như vậy liệu bạn có còn tin tưởng để giao tài sản cho ngân hàng hay không?

“Bất động sản không thể mất đi hoặc bị đánh cắp, và cũng không thể tự nó có thể di chuyển.Với những đặc điểm của nó, thì với việc chi trả đầy đủ để sở hữu nó, được quản lý cẩn thận, thì đó sẽ là kênh đầu tư an toàn nhất trên thế giới” -Franklin D. Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ 2

4. Tình trạng lạm phát ngày càng cao

Cuộc đổi tiền 1985 và biến động tỷ giá VND-USD giai đoạn 1986-1991

Thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng chậm, có năm bị giảm, dẫn đến tình trạng lượng tiền nhiều hơn lượng hàng hóa. Bởi vậy mà nhà nước đưa ra quyết định đổi tiền năm 1985 “sức mua của đồng tiền mới bằng 10 lần sức mua của đồng tiền cũ” (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày 13/09/1985). Nhưng sau đổi tiền, lạm phát tiếp tục tăng cao ngoài tầm kiểm soát.

Thời kỳ 1986-1991, lạm phát phi mã, trong đó 1986-1988 tăng tới 402,1%/năm. Phải đến cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ được đưa ra nhằm kiểm soát lạm phát. Một trong những biện pháp quan trọng ghi nhận được vào thời điểm đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991. Cuối năm 1986, tỷ giá USD/VND là 22.7, đến cuối năm 1991 tỷ giá này chạm khoảng 12.000. Trong vòng 5 năm, VND giảm giá gần 53000% so với USD, tức trung bình mỗi năm giảm 250%.

Chặng đường tỷ giá VND-USD từ 1992 đến nay

Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1996, tỷ giá VND-USD được neo giữ ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 10.000 đến 12.000.

Để khắc phục tình trạng nhập khẩu quá nhiều hàng hóa và lạm phát ở mức cao trong giai đoạn 1992-1996, một lần nữa tỷ giá được điều chỉnh. Từ năm 1996 đến năm 2000, tỷ giá USD/VND tăng từ mức 10.000 lên 16.000, tức VND giảm giá 60% so với USD.

Ba năm từ 2000 đến 2003 là những năm lạm phát được duy trì ở mức thấp, và tỷ giá cũng tương đối ổn định ở mức 15.000. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, lạm phát lại tăng trở lại, và tỷ giá cũng tăng từ mức 15.778 (tỷ giá Vietcombank ngày 31/12/2004) lên 22.260 (tỷ giá Vietcombank ngày 26/07/2016), tương đương 41%.

Năm 1986 tỷ giá VNĐ-USD là 22.7 đến 31/12/2018 tỷ giá VNĐ-USD là 23.600. Có nghĩa là sau 32 năm đồng tiền VNĐ mất giá 23,600 : 22.7 = 1,039 lần. Điều này chứng tỏ tỷ lệ lạm phát là cực kỳ cao. Theo mô

Lạm phát là một trong số các lý do lớn nhất khiến giá cả của hàng hóa tăng cao và làm cho tỷ giá nội tệ bị thấp một cách trầm trọng, để tránh bị thiệt hại do lạm phát các nhà đầu tư sẽ chuyển sang tích trữ hàng hóa thay vì tiền mặt.

Hãy lựa chon bất động sản là một kênh đầu tư vì nó sẽ mang lại cho bạn 1 khoản lợi nhuận cao hơn bất kỳ 1 loại hàng hóa nào khác.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI ĐÂY

 

Xem thêm chi tiết bài viết: Dự án Qi Island Bình Dương, quy mô 32 Ha, cơ hội đầu tư mới trong năm 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *