Những cú hích về cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị bất động sản khu tây

Khu Tây TP.HCM là khu dân cư hiện hữu nên hầu như không được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều như khu Đông, khiến cho giá trị BĐS khu tây không tăng mạnh. Gần đây nhằm giảm vấn nạn kẹt xe, hỗ trợ dân cư sinh sống tại đây di chuyển được dễ dàng cũng như những chính sách chỉnh trang đô thị, nhà nước đầu tư một số cơ sở hạ tầng tại khu vực này, các công trình này ngoài mục đích hỗ trợ đời sống người dân thì cũng góp phần tạo nên những cú hích làm gia tăng giá trị bất động sản tại khu vực này. Các công trình này bao gồm:

1. Chỉnh trang bờ kè Phạm Thế Hiển Quận 8

Theo nguồn tin từ báo tin tức (baotintuc.vn) tháng 5/2016, Đoàn công tác Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có buổi khảo sát tình hình nhà ven, trên kênh rạch và đã xác định việc triển khai dự án di dời nhà ven trên kênh rạch trên địa bàn quận 8 phải được tiến hành cấp thiết. Mục tiêu của dự án không chỉ là cải tạo kênh rạch, chỉnh trang đô thị mà bảo đảm cuộc sống của người dân được tốt hơn, văn minh hơn.

Do vậy, UBND TP Hồ Chí Minh đã xác định cụ thể việc thực hiện dự án chỉnh trang đô thị, di dời, tái định cư và cải thiện điều kiện sống cho các hộ dân sống trên và ven bờ Nam kênh Đôi (quận 8) là nhiệm vụ trước mắt trong quá trình tập trung thực hiện chương trình di dời hơn 20.000 căn nhà nằm trên và ven kênh rạch tại các quận, huyện nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị Thành phố từ nay đến năm 2020.

2. Xây dựng các tuyến Metro 3

Theo thông tin quy hoạch tuyến Metro 3 có điểm xuất phát tại bến xe Miền Tây mới (Huyện Bình Chánh) sau khi đi qua Tân kiên, An Lạc, Phú Lâm cây Gõ Chợ Lớn, đi qua Bến Thành và kết thúc tại Dĩ An, Bình Dương. Đây là một công trình lớn nhằm giảm thiểu vấn nạn kẹt xe và giúp cư dân rút ngắn được thời gian di chuyển.

Bản đồ các tuyến Metro tại Tp.HCM

3. Quy hoạch thi công cầu Phú Định quận 8.

Bến Phú định Quận 8 là một địa điểm khá nổi tiếng tại khu vực này, đây là giao điểm kết nối Quận 8, Bình Tân với Bình Chánh. Hiện nay muốn di chuyển từ Quận 8 và Bình Tân sang Bình Chánh cư dân chỉ có một cách duy nhất là di chuyển bằng Phà qua Bến Phú Định, đây là phương pháp nhằm rút ngắn thời gian nhưng lại gây ra nỗi lo chìm phà và mất thời gian chờ đợi. Một chủ trương mới của chính phủ đã được phê duyệt cách đây hàng chục năm là phải xây dựng cầu Phú Định để giúp cư dân di chuyển dễ dàng hơn. Điều này cần phải được gấp rút thực hiện vì số lượng dân cư tại khu vực này đã gia tăng đáng kể và không có dấu hiệu dừng lại. Theo nhận định từ giới chuyên môn, việc xây cầu Phú Định sẽ được thực hiện tối đa trong vòng 2 năm tới.

4. Quy hoạc mở rộng và thi công hệ thống chống ngập đường Hồ Ngọc Lãm.

Hồ Ngọc Lãm là tuyến đường duy nhất để cư dân tại khu dân cư EHome 3 di chuyển về quận 1, tuy nhiên đây cũng là lối vào của 1 số công ty Đài Loan, việc xe tải hạng nặng và container di chuyển liên tục khiến cho tuyến đường này trở nên quá tải và xuống cấp, bên cạnh đó là việc ngập úng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cư dân. Sau sự cố ngập nặng 0,4-0,6m xảy ra hơn 2 giờ đồng hồ ngày 29/5. Các trung tâm chống ngập TP nhận định viễ xử lý chống ngập tại đường Hồ Ngọc Lãm phải được đặt lên hàng đầu (theo báo pháp luật). Do đó việc thi công các công trình chống ngập tại Hồ Ngọc Lãm Bình Tân sẽ được sớm thi công trong thời gian tới.

5. Bên xe miền tây dời về ngay góc ngã tư Nguyễn Văn Linh và QL1

Nhằm tăng hiệu quả vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh miền tây, UBND TP.HCM đã đông ý phê duyệt việc di dời Bến xe miền tây về khu E xã An Phú Tây, Bình Chánh (ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh và QL1). Sau khi hoàn thành dự án này kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng như tuyến metro số 3a Bến Thành (Q.1) - ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh), Monorail số 2 Quốc lộ 50 (Q.8) - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy (Q.2) - khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), xe buýt nhanh - BRT và các tuyến xe buýt trong tương lai, nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông trong nội đô thành phố.

Quy hoạch bến xe miền tây mới

Theo kế hoạch của Samco (Chủ đầu tư dự án) trong năm 2017 sẽ hoàn thành lập quy hoạch bến xe mới, năm 2018 xong phần đền bù giải tỏa mặt bằng, giai đoạn 2018-2020, tiến hành xây dựng giai đoạn 1 và bắt đầu đưa vào khai thác từ năm 2021.

6. Thi công bệnh viện chợ rẫy 2.

Nhằm kịp thời cứu chữa các bệnh nhân từ các tỉnh miền tây cũng như giảm sự quá tải của bệnh viện chợ rẫy, UBND TP.HCM vừa có quyết định duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy Hữu nghị Việt - Nhật (cơ sở 2 - BV Chợ Rẫy) tại xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM.

Theo đó, BV được xây dựng trên diện tích hơn 22.000 m2, 10 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 100.800 m2, quy mô 1.000 giường bệnh, có bãi đáp trực thăng.

PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết tổng vốn đầu tư cho dự án là 7.000 tỉ đồng, nguồn vốn từ vốn vay, vốn đối ứng và vốn viện trợ. Dự án dự kiến khởi công năm 2018 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2020. (Báo tuổi trẻ)

Các công trình này sau khi đi vào hoạt một mặt góp phần chỉnh trang đô thị khu tây, một mặt hỗ trợ đời sống dân cư dân, mặt khác sẽ khiến cho giá trị bất động sản khu vực Bình Chánh, Bến Lức - Long An gia tăng 1 cách đáng kể. 

 

Xem thêm: Dự án Akari City mặt tiền Võ Văn Kiệt, Bình Tân do chủ đầu tư Nam Long triển khai

                  Dự án Hà Đô Green Lane Phạm Thế Hiển của tập Đoàn Hà Đô

                  Dự án KDC Phố Chợ Vàm Cỏ Đông - Bến Lức chỉ từ 690 triệu/ lô

Bình luận